So sánh điều kiện sử dụng toán tử “==”
Ở bài trước chúng ta đã học về khối điều kiện if-else đơn giản:
country = "Vietnam" if (country == "Vietnam"): print("Kien from Vietnam")
Khi so sánh 2 giá trị, bạn sử dụng toán tử “==” (2 dấu “=”), khác với việc sử dụng toán tử “=” để gán giá trị cho 1 biến nào đó.
Bạn cũng có thể có hơn 1 khối else để kiểm tra nhiều trường hợp khác nhau. Trong trường hợp đó bạn sử dụng cú pháp elif:
# dùng "=" để gán giá trị "Singapore" cho biến country country = "Singapore" # sử dụng "==" để so sánh biến country với giá trị "Vietnam" if (country == "Vietnam"): print("Kien is from Vietnam") elif (country == "Singapore"): print("Kien is from Singapore") else: print("We don't know where Kien is from")
Bạn chú ý cấu trúc được sử dụng “if… elif… else“
Kết hợp các so sánh với toán tử “and”, “or”, “not”
Bạn có thể kết hợp nhiều so sánh với toán tử “and” và “or”:
- “and” được dùng để kế hợp 2 hoặc nhiều so sánh cần phải đúng (True) cùng 1 lúc. Ví dụ bạn muốn kiểm tra xem giá trị của biến “x” có phải vừa lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 hay không:
x > 5 and x < 10 - “or” được dùng để kết hợp 2 hoặc nhiều so sánh mà chỉ cần ít nhất 1 điều kiện phải đúng (True). Ví dụ bạn muốn biết xem biến “y” có là số chẵn (chia hết cho 2) hoặc là số nhỏ hơn 10 hay không:
y % 2 == 0 or y < 10 - Dùng toán tử “not” để đảo ngược giá trị của so sánh.
country = "Vietnam" father_country = "Vietnam" mother_country = "Vietnam" # Nếu country là Singapore HOẶC Vietnam if (country == "Singapore" or country == "Vietnam"): print("Kien is from South East Asia") # nếu father_country là "Vietnam" VÀ mother_country là "Vietnam" if (father_country == "Vietnam" and mother_country == "Vietnam"): print("Kien's parents are both from Vietnam, too") # nếu country KHÔNG phải là "Singapore" if (not country == "Singapore"): print("Kien is not from Singapore") print(not False) # in ra giá trị True print((not False) == (False)) # in ra False
Vòng lặp while (while-loop)
Vòng lặp là cách python gíup bạn lặp lại 1 khối code nhất định. Bạn có thể sử dụng nó để mỗi lần lặp, khối code của bạn sẽ làm 1 việc nhất định. Trong phần này, chúng ta sẽ học cách sử dụng vòng lặp bằng cú pháp while.
Vòng lặp while sẽ chạy cho tới khi điều kiện của vòng lặp được không còn đúng nữa.
Dưới đây là 1 ví dụ về việc chúng ta cũng có thể dùng cú pháp “while” để thực hiện lặp một khối code chừng nào điều kiện của while vẫn là True:
number = 1 while number <= 100: print(number) number += 1 # đây là cách viết gọn của number = number + 1